Dark?

Tứ Đại Kỳ Thư Trung Quốc

Nền văn hóa Trung Hoa có lịch sử phát triển lâu đời, sở hữu một kho tàng văn học cổ điển đồ sộ, phong phú có sự giao thoa và ảnh hưởng mật thiết đối với nền văn học truyền thống Việt Nam. Khá nhiều tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Hoa từ rất lâu đã rất quen thuộc với người đọc Việt.

Trong lĩnh vực văn xuôi, tiểu thuyết chương hồi đã phát triển đến trình độ huy hoàng, để lại rất nhiều trước tác bất hủ lừng danh thế giới mà nổi bật nhất là Tứ đại kỳ thư Trung quốc (hay còn gọi là Trung Quốc tứ đại danh tác), bao gồm:

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Thủy Hử

Tây Du Ký

Hồng Lâu Mộng

Đó là bốn đỉnh cao rực rỡ của văn học cổ điển Trung Hoa. Bên cạnh đó, còn rất nhiều những pho tiểu thuyết đặc sắc khác từ lâu đã trở thành kinh điển, như Liêu trai chí dị, Dương gia tướng, Phong thần diễn nghĩa… Những tác phẩm cổ điển đó luôn lấp lánh một vẻ đẹp thần bí khó cưỡng, như ánh hào quang tỏa ra từ kho báu ngàn xưa, đang chờ chúng ta khám phá.

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam quốc diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190-280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu).

Đọc truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa đầy đủ (full) tại TruyệnHay.co

Thủy Hử

Thủy Hử là một trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Tác phẩm được Thi Nại Am sáng tác vào khoảng giữa thế kỷ 14, dựa trên những câu truyện dân gian truyền miệng ở triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Hoa.
Thủy Hử là câu chuyện kể về 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc khởi nghĩa chống lại những tên tham quan, lũng đoạn triều chính tiêu biểu là tên thái úy Cao Cầu với danh nghĩa phò vua, thay trời hành đạo. Những người này có xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội nông dân, ngư dân, quan văn, quan võ chính trực thanh liêm,… Có thể kể tên như: Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Lâm Sung, Võ Tòng,… ở họ có điểm chung là không chịu khuất phục bọn tham quan vô lại nên hội tụ tại Lương Sơn Bạc khởi nghĩa. Khi đã gây dựng được lực lượng và thanh thế, thủ lĩnh của quân Lương Sơn là Tống Giang quyết định giúp triều đình đánh lại giặc xâm lược, từ đó dẫn đến sự tan rã của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về tác giả không chỉ riêng Thi Nại Am mà La Quán Trung cũng tham gia sáng tác, vì Thủy Hử có nét giống với Tam Quốc Diễn Nghĩa và 2 tác giả sống cùng thời với nhau, nhiều nhà phê bình lại lên án sự vô đạo của nhiều nhân vật trong Thủy Hử, rằng 108 vị anh hùng Lương Sơn thực chất chỉ là một toán cướp giết người vô số. Nhưng không thể phủ nhận sức hấp dẫn của tác phẩm Thủy Hử, một trong những danh tác hoành tráng nhất lịch sư văn học Trung Hoa.

Đọc truyện Thủy Hử đầy đủ (full) tại TruyệnHay.co

Tây Du Ký

Tác phẩm tổng cộng có một trăm hồi, ra đời vào năm Vạn Lịch thứ 29 (1601), triều Minh. Sau khi Tây du ký xuất hiện, trong giai đoạn này, nhiều tác phẩm tiếp tục đề tài của Tây du ký, nhưng cốt truyện và nhân vật có thay đổi như Hậu tây du kýTục tây du ký và Tây du bổ. Trong đó, đáng chú ý và có giá trị nhất là Hậu tây du ký, không rõ tác giả.

Tiểu thuyết kể về hành trình của Trần Huyền Trang đến Tây Trúc (Ấn Độ) để thỉnh kinh. Theo ông là ba đệ tử: Tôn Ngộ Không một tên khỉ do đá sinh ra; Trư Ngộ Năng – một yêu quái nửa người nửa lợn; Sa Ngộ Tĩnh –một thủy quái. Họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Bên cạnh đó, con ngựa mà Trần Huyền Trang cưỡi cũng là một nhận vật do hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã) hóa thành.

Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông , xưng vương ởHoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.

Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa…

Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật. Đây cũng được tính là một khổ nạn cho bốn thầy trò. Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa năm xưa chở ông qua ông. Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi Tam Tạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vì Tam Tạng quên hỏi, nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông. Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách. Vì vậy, kinh đến Trung thổ không được toàn vẹn.

Đọc truyện Tây Du Ký đầy đủ (full) tại TruyệnHay.co

Hồng Lâu Mộng

Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Hồng lâu mộng có một vị trí đặc biệt.

Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính,đòi tự do bình đẳng, khát khao một lý tưởng cho cuộc số Tất cả những cái đó có những mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và thời đầu Thanh, nhưng nó chính là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời. Giữa những khát vọng sâu xa ấy của con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật, đã có một cuộc hẹn hò tuyệt diệu qua Hồng Lâu Mộng.

Hồng lâu mộng là cả một thế giới. Thông qua cuộc sống từ thịnh đến suy của một gia đình quý tộc, tác giả đã làm hiển hiện sự băng hoại của xã hội phong kiến, của nhân tính phong kiến, đã cho ta thấy một xã hội như thế là không phương cứu chữa! Không phải chỉ là vì cái bọn người ấy sống trên áp bức và bóc lộ địa tô, mà cái chính là cuộc sống trống rỗng của bọn họ, ngày và đêm trong cái phủ họ Giả ấy chỉ toàn là những chuyện giành giật, lừa gạt, dâm dật, tự tử, tội á Một vài khuôn mặt lương thiện – trong đó khá nhiều là thuộc tầng lớp dưới, như già Lưu, như Tạp Nhâ Không cứu nổi sự sụp đổ tất yếu của nó.

Hồng lâu mộng đem đến cho người đọc những hiểu biết sâu xa về xã hội và về con người với một cách viết chân thực, giản dị mà bao gồm nhiều bút pháp lớn kim cổ. Nó là một cuốn bách khoa sinh động về xã hội Trung Quốc thời xưa. Về mặt thi pháp nghệ thuật, thì đó là một bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới.

Đọc truyện Hồng Lâu Mộng đầy đủ (full) tại TruyệnHay.co

Tags: đọc truyện online miễn phí, truyện full, truyện hay, truyện mới cập nhật tại www.truyenhay.co

Có thể bạn sẽ thích

1. Sơ lược Tên thật: Trần Chính Hoa Sinh ngày: 08/10/1986 Quê quán: Huyện Thuận An thuộc thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang Tốt nghiêp Đại Học Công Thương…

Bình luận

Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận nhanhx