Dark?

Chương 884: Vỡ đê

Xem giới thiệu truyện Quan Lộ Thương Đồ
A+ A-
Úng lụt tích lũy cả tháng rất sâu, dựa vào mỗi mấy cái máy bơm nước khó mà thoát được, khu lều lán nhà máy giấy toàn là nhà trệt thấp, gần như nhà nào cũng bị ngâm trong nước.

Hình Kiến Quốc uy tín cao, động viên rời đi hoàn toàn không khó, còn tổ chức được đội công tác đại biểu động viên, vấn đề là phối hợp nơi bố trí rút đi với tổng chi huy phòng chống lụt bão thành phố.

Trương Dịch, Hình Văn Lệ và Tôn Đình đều tới phía tây khu lền lán, nơi có những kiến trúc nguy hiểm điều phối đưa gần một vạn dân cư rời đi.

Đợi Hình Kiến Quốc đưa ra phương án sơ bộ, Đàm Thiên ở thành phố cũng tổ chức một đội xe gồm 60 cái xe tải tới nơi, Trương Khác thì đích thân tới bộ tổng chỉ huy phòng chống lụt bão tìm Triệu Hữu Luân bảo ông ta đen cư dân khu lều lán bố trí vào trong tổng bộ, phối hợp với với xã Tứ Yến cùng dùng đường Thần Yến rút lui, tránh tạo thành hỗn loạn không cần thiết ảnh hưởng tới tốc độ rút lui.

Bộ tổng chỉ huy bận rộn hỗn loạn, tiếng chuông điện thoại vang lên không ngớt.

Nhìn thấy Trương khác đi vào bộ tổng chỉ huy, Chu Cẩn Du mặt âm trầm, nhưng dân cư khu lều lán giấy Thần Hi rút đi không dùng tới tài nguyên phòng chống lụt bão của thành phố, bà ta chẳng nói được gì.

Từ thượng tuần tháng 6 tới nay, Cẩm Hồ đã quyên tặng cho Kim Sơn vật tư giá trị mấy trăm vạn, quyên tặng cho các khu bị lũ lụt ở hai tỉnh Giang Nam, Đông Hải vô số kể, chả lẽ bà ta nói y rảnh rang xen vào chuyện của người khác.

Thượng du Tiểu Giang có lũ, thượng du Ẩm Mã Hà cũng có lũ, tuy nhỏ hơn, nhưng đã tới cực hạn chịu đựng của đê bao hồ Kim Sơn rồi, mà nước Tiểu Giang cứ dâng cao không ngừng, khiến nước hồ Kim Sơn không thoát đi đâu được, thậm chí khi lũ Tiểu Giang đổ tới còn phải đóng cổng xả lũ đề phòng nước sông chảy ngược vào.

Tình thế của xá Tứ Yến là nguy hiểm nhất, khi dân cư nơi đó rút đi, sẽ thành một tơi tiết lũ thiên nhiên, có thể giảm bớt áp lực phòng lũ của hồ Kim Sơn và Ẩm Mã hà, bên phía bắc lại có sườn núi ngăn cản, có thể ép đổi hướng lũ, vòng qua nhà máy giấy Thần Hi để chảy xuống bờ đông thấp hơn.

Nhưng giữa đường Thần Yến giấy Thần Hi và xã Tứ Yến lại có một lỗ hổng, khu lều lán chính đối diện với nó, có tính nguy hiểm nhất định.

Triệu Hữu Luân thì lại lo Trương Khác quá tích cực với công tác phòng lũ làm trì hoãn công tác chuẩn bị thu hút vốn người Hoa Indo rút đi, nhưng lời này không thể nói ra ngoài được.

Rạng sáng ngày 15 tháng 7, từ bộ tổng chỉ huy Trương Khác lên xe tới bờ đông, trên đường toàn là người dân rút khỏi xã Tứ Yến. Trên đường chật ních xe quân dụng, xe dân dụng cùng vô số người đi bộ, tiếng chỉ huy rút lui truyền qua loa phóng thanh hướng dẫn mọi người thoát đi.

Bình minh tới, mưa ngừng lại, phương đông lộ ra ánh sáng đỏ hồng.

Tuy nói nơi này mây tan mưa tạnh, nhưng thượng du Ẩm Mã hà từ huyện Tấn Bình tới phía đông nam Chương Châu, mưa lớn không hề có dấu hiệu sẽ ngừng, khiến thanh thế lũ tới phía nam huyện Tấn Bình càng lúc càng khiếp người.

Đứng trên bờ đê lầy lội, Trương Khác nhìn thấy các chiến sĩ người đầy bùn đất đang đóng từng cái cọc gỗ xuống nước gia cố bờ đê, nhìn Địch Đan Thanh mặc đồng phục công nhân nhà máy giấy đã cả một đêm không ngủ, đang chăm chú nhìn mặt nước đỏ ánh bình minh:

– Vất vả lắm hả?

– Cũng tạm.

Địch Đan Thanh nhoẻn miệng cười, nhìn người dân đang rời đi:

– Nghe nói tình hình ở Tân Vu cũng rất nguy cấp, tôi đang nghĩ nếu La Quy Nguyên còn tại vị, không biết Tân Vu có kiếp nạn này không?

Trương Khác chẳng thấy vui hơn chút nào, trừ đi Tân Vu con số người gặp nạn trong trận lũ 98 mà chính quyền công bố tới hơn 4000 người.

Cho tới tận buổi chiều công tác tổ chức người dân rút lui mới cơ bản hoàn thành, xe quân dụng, xe tuyên truyền lục tục tới nhà máy tập kết, chuẩn binh cuộc rút lui cuối cùng, tổng bộ chỉ huy cũng phái bộ đội vận chuyển vật tư tới chỗ hổng sườn núi, chuẩn bị xây dựng một con đê tạm ở đó, tăng thêm một bức tường bảo hồ nhà máy Thần Hi.

Lũ sẽ kéo vào hồ Kim Sơn trước tối nay, 4 giờ chiều Trương Khác nhận được điện thoại của Triệu Hữu Luân mới y tới bờ đối diện xem quá trình phá đê tiết lũ vào xã Tứ Yến.

Trương Khác không hứng thú gì với cảnh này, người dân xã Tứ Yến vì đảm bảo an toàn cho đê bao hồ Kim Sơn và Ẩm Mã Hà đã phải hi sinh lớn, tuy chỉnh phú nói sẽ bố trí ổn thỏa, nhưng dù sao đó là tổn thất lớn, người dân tích góp cả đời được chút sản nghiệp sẽ bị hủy trong chớp mắt, bồi thường sẽ rất có hạn.

Nhưng Triệu Hữu Luân đã mời đành phải đồng ý.

Trương Khác và Địch Đan Thanh đã hơn 30 tiếng rồi chưa ngủ, ngồi lên xe, tinh thần vừa mới buông lỏng một cái là ngủ thiếp đi, xe tới nơi Phó Tuấn mới đánh thức dậy, Trương Khác mở mắt ra, thấy Địch Đan Thanh gối đầu lên vai mình ngủ ngon lành, nhưng trông mặt hơi tiều tụy.

Hai người họ xuống xe, nhìn thấy trên đê có phóng viên cầm camera, Trương Khác cau mày lại, nơi này chính là đê bao đối diện xã Tứ Yến, mặt sông nơi này rất rộng, giống như Ẩm Mã Hà tới đây giống như há miệng ra nuốt lấy hồ Kim Sơn vậy, Chu Cẩn Du đang đứng xoay lưng hồ Kim Sơn trả lời phỏng vấn.

Trương Khác không muốn lọt vào trong ống kính, cùng Địch Đan Thanh đứng xa xa, cũng không đi chào Triệu Hữu Luân, lũ đã vào thủy vực hồ Kim Sơn, bị hồ nước rộng thu nạp, uy lực của lũ giảm đi rất nhiều, nhưng áp lực thực sự còn phải đợi một thời gian nữa mới truyền tới hạ du Ẩm Mã Hà, lúc này phá đê tiết lũ là để giảm bớt áp lực với hạ du.

Nhìn qua ống nhòm, đê phía đông nam xã Yến Hương đã nứt, tựa hồ không cần người đi phá, nước càng ngày càng lớn, cả đoạn đê sắp sập rồi.

Ánh tịch dương cực đẹp, một đợt sóng trắng từ xa cuộn tới, Địch Đan Thanh chỉ phía đó hỏi:

– Đấy có phải là sóng do lũ tạo ra không?

Trương Khác không rõ, định tìm người hỏi, đột nhiên nghe thấy tiếng động khủng khiếp ở sau lưng, kinh hãi quay đầu lại, đê phòng hộ khu thành phố mới bị sập một lỗ lớn, nước hồ cuồn cuộn với khí thế san đồi phá núi ập vào đê đất sau đê bao…

Trương Khác mặt trắng bệch, không ai rõ sau đê hồ có bao nhiêu chiến sĩ giữ đê, nhưng có thể nhìn thấy rõ ràng một chiếc xe quân dụng đắng sau chớp mắt bị dòng nước cuốn trôi.

Lỗ hổng nhanh chóng mở rộng, áp lực nước khổng lồ dồn lên mấy chục mét đê bê tông cốt thép, nếu đoạn đê này mất, nước hồ 600 dặm của hồ Kim Sơn sẽ đổ ập vào thành phố Kim Sơn.

Không một ai ngờ phía bờ tây lại xảy ra vấn đề, tất cả các đoàn công binh, đủ các loại vật tư đều chất đống ở phía bờ tây, chính là để đảm bảo cho nơi đó không có sơ xảy gì, vì đằng sau đó là 300 vạn nhân khẩu, không ngờ đúng lúc chuẩn bị phá đê phía đông tiết lũ thì đê phía tây lại sập.

Hơn một trăm triệu tấn nước sẽ đổ xuống thành phố Kim Sơn.

Tất cả mọi người mặt tái dại, Chu Cẩn Du và Triệu Hữu Luân mặt cắt không ra máu, đang trả lời phỏng vấn đều đồng loạt câm nín, cuống lên không biết làm sao, máy camera vẫn chiếu về phía bờ đê.

Địch Đan Than theo bản năng nắm chặt tay Trương Khác ôm vào lòng, nín thở nhìn chỗ đê vỡ, Trương Khác nắm tay cô, thấy đám lãnh đạo thành phố vẫn ngâ ra như phỗng.

– Phải điều động tất cả nhân thủ có thể tới bờ đông sông Cửu Giang xây đê, bất kỳ công cụ gì có thể dùng được, máy đào đất, cuốc, cuốc xẻng gì cũng được, dùng tất cả xe cộ thành phố có thể điều động, quyết không để lũ đổ vào thành phố…

Trương Khác chẳng để ý tới ân oán cá nhân với Chu Cẩn Du, lúc này cần lập tức ra quyết định chạy tới trước mặt quát cho bà ta tỉnh lại:

Tags: truyện Quan Lộ Thương Đồ online, Chương 884: Vỡ đê. Truyện Quan Lộ Thương Đồ đã hoàn thành (full). Truyện mới cập nhật đầy đủ và liên tục. Đọc truyện online miễn phí trên điện thoại di động và máy tính bảng tại www.truyenhay.co

Bình luận

Chương 884